58/11 QL1A Tiền Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
  • en
  • vi

GIÀN GIÁO KHUNG H – GIÀN GIÁO TRUYỀN THỐNG, GIÀN GIÁO TIỆP, GIÀN GIÁO PHÁP

  •  Lượt xem: 593
  •  Tình trạng: Còn hàng
  • Giá bán: Liên hệ
  • Giàn giáo khung: Scaffolding Frame hay giàn giáo cổ điển H, giàn giáo Pháp, giàn giáo Tiệp, giàn giáo đi qua, giàn giáo khung cổng, … là loại giàn giáo truyền thống được sữ dụng phổ biến hiện nay.

GIÀN GIÁO KHUNG
Giàn giáo khung: Scaffolding Frame hay giàn giáo cổ điển H, giàn giáo Pháp, giàn giáo Tiệp, giàn giáo đi qua, giàn giáo khung cổng, … là loại giàn giáo truyền thống được sữ dụng phổ biến hiện nay. Một bộ giàn giáo nhỏ bao gồm 2 khung giàn giáo với các phụ kiện như chéo, mâm đứng, thang leo, kích chân, kích đầu U, khi kết hợp với nhau tạo thành một thể thống nhất giống như một chữ H dạng 3D. Chính vì thế giàn giáo H là tên gọi của một loại giàn giáo xây dựng hiện nay. Hãy cùng Tân An Phát  tìm hiểu về nguồn gốc và đi chi tiết cấu tạo giàn giáo khung H này nhé.
 
Tôi làm nghề xây dựng từ những năm 1989, lúc đó chưa có giàn giáo hay chống tăng để chống sàn. Dụng cụ thi công để chống lúc ấy rất thô sơ và đơn giản chủ yếu là cây cừ tràm, cây bạch đàn, tre, nứa… Còn lợp sàn thì dùng ván gỗ xẻ ra từ cây thông rừng, cây dừa, cây gòn hay các cây gỗ tạp khác tùy nơi có cây gì thì tận dụng làm cây đó.
 
Ở ngoài Bắc thì thường dùng cây tre, cây nứa để chống, giằng lại với nhau cũng hiệu quả không kém. Còn trải sàn thì tôi thấy thường dùng tre nứa chẻ ra đóng khích lại rồi phủ lên trên nhiều lớp cót, mành mành (bằng tre đan lại với nhau), rồi trải bạc hay vỏ bao xi măng… đan sắt rồi đổ bê tông.
 
Với dụng cụ thi công như thế này mỗi khi hoàn thành công trình tìm nơi cất giữ là cả một vấn đề, kho bãi phải đủ lớn để chứa vì các dụng cụ này vì quá cồng kềnh, chưa kể vấn đề mối mọt làm ảnh hưởng đến các nhà lận cận nơi cất giữ những dụng cụ này, lại thêm vấn đề phòng cháy, chữa cháy  nữa mới là nan giải.
 
Minh họa hình ảnh chống bằng gỗ
 
Theo thời gian khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với sự hội nhập của thế giới thiết bị thi công bằng sắt, thép, nhôm, nhựa được thay thế dần bằng gỗ.
 
Khoảng giữa thập niên 90 của thế kỹ trước bắt đầu xuất hiện giàn giáo khung H được nhập từ Tiệp Khắc, Pháp, Nhật …khi ấy giá thành rất đắc, lúc ấy tôi nhớ không nhầm thì một bộ giàn giáo hai chân, hai chéo mua gần 1 chỉ vàng SJC, chỉ có ở những công ty xây dựng nhà nước mới có sữ dụng, sau đó dần được sản xuất trong nước. Có lẽ ban đầu được nhập về từ Tiệp Khắc, Pháp, từ đó giàn giáo khung H cổ điển những người lớn tuổi thời ấy đến bây giờ vẫn còn quen gọi là giàn giáo Tiệp, giàn giáo Pháp là vậy.
 
Hình minh họa giàn giáo khung H 1,7m mạ kẽm
Khung giàn giáo 1,70m do công ty Tân An Phát chế tạo là loại khung giàn giáo truyền thống hay còn gọi là giàn giáo khung H đã và đang sản xuất, được sữ dụng nhiều nhất trong các công trường xây dựng, nó rất thuận tiện trong công tác bao che, chống đổ sàn, sàn thao tác thi công cho công nhân.
 
Về nguyên tắc giàn giáo khung có 2 loại đó là sắt và mạ kẽm, nhưng để chi tiết hơn chúng ta cần phân loại rõ hơn về các loại giàn giáo khung về: kích thước, hình dáng cấu tạo, màu sắc, nguyên liệu.
 
1. PHÂN LOẠI THEO KÍCH THƯỚC
Đây là theo tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 6052:1995
 
Tải trọng làm việc cho phép 1m2 sàn công tác N Chiều rộng

 

B

mm

Chiều cao

 

H

mm

Chiều dài

 

L

mm

Ống thép khung đứng

 

Đường kính x chiều dày mm

2000 914

1219

1524

1700

1930

1219

1524

1829

f 42 x 2,5

 

 

Chú thích:
  1. Theo yêu cầu của khách hàng cho phép chế tạo giàn giáo thép có các thông số và kích thước khác với quy định trong bảng trên;
  2. Việc lựa chọn các kích thước B, H, L được tiến hành theo yêu cầu cụ thể của khách hàng.
TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT CỦA GIÀN GIÁO
Giàn giáo phải đủ khả năng chịu lực mà không bị phá hoại bởi tải trọng bản thân và ít nhất bốn lần tải trọng tính toán.
 
Mức tải trọng: Các tải trọng lớn nhất được phân loại như­ sau:
 
  • Tải trọng nặng: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng công tác 375Kg/m2 dùng cho xây gạch, đá, cùng vật liệu đặt trên sàn công tác.
  • Tải trọng trung bình: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng công tác 250Kg/m2 dùng cho người và vữa xây trát.
  • Tải trọng nhẹ: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng công tác 125Kg/m2 dùng cho người và dụng cụ lao động.
  • Tải trọng đặc biệt: áp dụng cho giàn giáo mang tải trọng đặc biệt cùng vật liệu kèm theo.
Trên đây là những kích thước cơ sở, các tiêu chuẩn về tải trọng được quy định chung cho việc sản xuất giàn giáo.
 
Để thống nhất các nhà sản xuất trước đây, đã chọn các kích thước chuẩn sao cho đáp ứng được các tiêu chuẩn về tải trọng, khả năng chịu lực cho bộ khung giàn giáo, phù hợp với con người và công việc trên thực tế công trường, dựa trên bảng tiêu chuẩn trên.
 
Sau đây là kích thước, trọng lượng và độ dày của các ống theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thường dùng trong nước, thông dụng, được nhiều đơn vị, công ty dùng nhất, nên nó trở thành kích thước chung cho bộ giàn giáo khung đang sữ dụng hiện nay.
 
Đây là tiêu chuẩn mà công ty Tân An Phát đã sản xuất trong những năm vừa qua, cũng là tiêu chuẩn của các công ty lớn đang dùng như:  Hòa Bình, Đông Dương, Hòa Phát, SaKi, Thuận Việt,…
 
Khoảng cách giữa 2 chân giàn giáo các loại trên, khi đã liên kết chéo lại là 1.60m, đây là khoảng cách tiêu chuẩn của giàn giáo khung trong xây dựng, bất kỳ một đơn vị nào sản xuất giàn giáo khung cũng phải tuân thủ theo kích thước này để đảm bảo việc liên kết giữa các bộ phận của bộ giàn giáo như: chéo, mâm đứng, thang leo.
 
Trên thực tế thị trường hiện tại, các cơ sở, các nhà sản xuất, vì cạnh tranh về giá thành nên hầu như không tuân thủ theo tiêu chuẩn độ dày như trên. Mà sữ dụng ống chủ lực ø42 chỉ còn dày 1.6-1.8li, thậm chí có nơi còn dùng chỉ có 1.4li, còn ống thanh phụ và thang leo ø27chỉ từ 0.8li, do đó trọng lượng của một khung dàn 1.70m chỉ còn nặng chưa đầy 8kg/1khung.
 
Đây thật sự là mối nguy hiểm mà người sản xuất cũng như người mua không lường trước được chuyện gì sẽ xảy ra? Người sản xuất thì muốn hạ giá thành để có nhiều người mua, cạnh tranh với các công ty khác, còn người mua thì ham rẻ hoặc nghĩ chỉ dùng một công trình xong rồi bán đi. Thực tế khi không còn dùng nữa, bán đi cũng ít người mua hoặc nếu có mua thì giá rất thấp.
 
2. PHÂN LOẠI THEO HÌNH DÁNG, CẤU TẠO
Về hình dáng, cấu tạo giàn giáo khung được chia thành các loại như sau:
 
  • Đối với giàn giáo 1.70m có 2 loại: có đầu và không có đầu
  • Đối với giàn giáo 1.53m có 2 loại: có đầu và không có đầu, ngoài ra còn có loại có khung phụ và không có khung phụ (xem hình minh họa)


 

Dàn giáo H cao 1,53m 

Hình minh họa Autocad khung giàn giáo 1.53m không đầu

 

Hình minh họa Autocad khung giáo 1.53m, có khung phụ, có đầu
 

 

Hình minh họa Autocad khung giáo 1.53m, không khung phụ, có đầu
 

 

Hình minh họa giàn giáo khung giáo 0.90m

Hình minh họa Autocad khung giáo 0.90m, không có đầu
  • Đối với giàn giáo 1.20m có 2 loại: có đầu và không có đầu
  • Đối với giàn giáo 0.90m có 1 loại: chỉ có loại không có đầu
3. PHÂN LOẠI THEO MÀU SẮC
Về màu sắc, giàn giáo khung thường có 4 màu cơ bản đó là: màu bạc màu của sắt mạ kẽm hay nhúng nóng, màu xanh, đỏ, vàng của sơn dầu. Ngoài ra còn có các màu khác tùy thuộc vào ý thích của chủ đầu tư hay màu thương hiệu độc quyền của công ty xây dựng nào đó, sẽ có các màu đặc trưng khác nhau. Ví dụ như Công Ty Đông Dương có màu xanh đặc trưng, Công ty SAKI sơn màu vàng,… Ở đây tôi đang nói là cách đây gần 10 năm trước, còn hiện tại các công ty này đã chuyển sang mạ kẽm hay nhúng nóng cả rồi.

 

Hình minh họa bộ khung giàn giáo khung H cao 1,70m mạ kẽm
 
4. PHÂN LOẠI THEO NGUYÊN LIỆU
Về nguyên liệu khung giàn giáo và giằng chéo thường được làm bằng ống kẽm hoặc ống sắt thông thường, đối với ống kẽm có màu trắng bạc còn đối với sắt thông thường được sơn dầu hay nhúng kẽm nóng.

Hình minh họa 1 khung giàn giáo H cao 1,70m có đầu mạ kẽm
 
5. CÁC LOẠI PHỤ KIỆN GIÀN GIÁO
A – CHÉO GIÀN GIÁO
Nó là một phần trong bộ giàn giáo, bao gồm hai thanh sắt ống có đường kính ø21, có chiều dài 2.0m, được đột hai lổ ø14 ở hai đầu, chính giữa được tán bởi li vê dài 55mm và đoạn ống ø27 dài 6cm chống gãy bên ngoài.
 
Nó liên kết hai khung giàn giáo lại thành một khung hình hộp chữ nhật có kích thước: dài1.60m, rộng 1.25m, cao 1.70m, 1.53m, 1.20m, 0.90m.
 
Có hai loại:
  • Loại 1.96m (tính tim lỗ) dùng cho giàn giáo 1.70m và 1.53m
  • Loại 1.71m (tính tim lỗ) dùng cho giàn giáo 1.20m và 0.90m
Hai loại chéo có thể sơn dầu, mạ kẽm hoặc nhúng nóng.

Hình minh họa Autocad khung,chéo giàn giáo H cao 1,71m

B – MÂM ĐỨNG GIÀN GIÁO KHUNG H
Mâm đứng giàn giáo là loại thiết bị dùng trong xây dựng, nó được bắc lên giữa hai khung giàn giáo ngoài tác dụng nâng đỡ con người đi lại còn dùng để các loại vật liệu thi công công trình
Cấu tạo mâm đứng cho giàn giáo khung H cổ điển, bao gồm hai thanh chữ C(180×50) dài 1500 (chấn theo định hình, mặt tạo nhám hoặc đột lổ tròn nhầm chống trơn) được ghép song song với nhau bằng hai thanh C , V, La ở hai đầu, được hàn chắc chắn với 4 móc mâm (dày 5ly) ở 4 góc để móc vào thanh ngang của hai khung giàn giáo. Độ dày của hai thanh chữ C tùy theo nhà sản xuất từ 1.0-1.4ly mà cho ra thành phẩm cái mâm có trọng lượng từ 9-15kg/cái.
 
Lưu ý kích thước hoàn chỉnh của mâm đứng cho giàn giáo khung H là (1600×380), chiều dài được tính từ tim của 2 móc. Loại mâm này dùng được cả cho các loại giàn như: 1.70m, 1.53m, 1,20m, 0.90m.
 
Mâm đứng giàn giáo này có thể sơn dầu, mạ kẽm hoặc nhúng nóng.

Hình minh họa Autocad khung mâm đứng giàn giáo khung H

 

Hình minh họa mâm đứng giàn giáo
 
Tiêu chuẩn kỹ thuật của mâm đứng (sàn thao tác) giàn giáo
Phân loại tải trọng đối với đơn vị sàn công tác
 
Yêu cầu về tải trọng do người: Tải trọng thiết kế cho sàn công tác được tính toán trên cơ sở một hay nhiều hơn một người, có trọng lượng 75 Kg và 25Kg dụng cụ cho mỗi người. Mỗi đơn vị sàn công tác phải đủ khả năng đỡ được ít nhất một người theo qui định như sau:
 
  1. a) Sàn công tác dùng cho một người được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng 100 Kg đặt tại giữa sàn;
  2. b) Sàn công tác dùng cho hai người  được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng làm việc 200 Kg, trong đó100 Kg đặt cách 0,45 m về phía trái và 100 Kg đặt cách 0,45 m về phía phải của đường  thẳng ở giữa sàn công tác.
  3. c) Sàn công tác dùng cho ba người  được thiết kế và lắp đặt đủ khả năng đỡ được tải trọng làm việc 300 Kg, trong đó100 Kg đặt cách 0,45 m về phía trái, 100 Kg đặt ở chính giữa và 100 Kg đặt cách 0,45 m về phía phải của đường  thẳng ở giữa sàn công tác.
Các yêu cầu về sàn công tác 
 
Sàn công tác phải chắc chắn, bảo đảm chịu được tải trọng tính toán. Vật liệu được lựa chọn làm sàn phải có đủ cường độ, đáp ứng các yêu cầu thực tế, không bị ăn mòn hoá học và chống được xâm thực của khí quyển, nước mặn.
 
C – THANG LEO GIÀN GIÁO KHUNG
Thang leo hay cầu thang giàn giáo là một phần không thể thiếu được trong hệ giàn giáo bao che công trình, bởi ngoài công dụng bao che còn dùng làm sàn thao tác để thi công mặt ngoài công trình như tô, trát, ốp lát, bả sơn, hoàn thiện mặt ngoài. Vì vậy phải có thang leo giữa các tầng giàn giúp anh em công nhân đi lên xuống dễ dàng, giúp an toàn trong lao động.
 
Hệ giàn giáo khung H cổ điển chỉ có 2 loại, dùng cho giàn giáo 1.70m (dài 2335mm) và 1.53m (dài 2214mm) là phổ biến nhất.
Thang Leo Giàn Giáo sử dụng cho khung dàn giáo 1.70m
Qui cách cầu thang: (2335×400)mm
 
Thanh dọc: 2335mm hộp (40×80) hay (30×60), dày 1.6-2.0mm
 
Bậc thang: (400x180x20)mm, tolle chấn định hình dày 1.0-1.5mm
 
Số bậc: 7
 
Chất liệu: Mạ kẽm, nhúng nóng, sắt sơn dầu
 
Màu sắc: Kẽm, bạc, xanh, vàng, đỏ

Hình minh họa Autocad bộ thang leo giàn giáo loại 1.7m
 
Thang Leo Giàn Giáo sử dụng cho khung dàn giáo 1.53m
 
Qui cách cầu thang: (2214×400)mm
 
Thanh dọc: 2214mm hộp (40×80) hay (30×60), dày 1.6-2.0mm
 
Bậc thang: (400x180x20)mm, tolle chấn định hình dày 1.0-1.5mm
 
Số bậc: 6
 
Chất liệu: Mạ kẽm, nhúng nóng, sắt sơn dầu
 
Màu sắc: Kẽm, bạc, xanh, vàng, đỏ
 
Các loại thang leo giàn giáo này có thể sơn dầu, mạ kẽm hoặc nhúng nóng. Nhưng chủ yếu hay dùng là mạ kẽm hoặc nhúng nóng, bởi vì đa số thang leo dùng cho bao che công trình ngoài trời, thường có thời gian rất lâu, lại mưa nắng thất thường, rất mau gỉ sét.

Hình minh họa Autocad bộ thang leo giàn giáo loại 1.53m

 

Hình minh họa thang leo giàn giáo khung H, dùng cho loại 1.7m mạ kẽm
 
D – KÍCH GIÀN GIÁO
Kích tăng là một loại thiết bị xây dựng, được thường xuyên trong công tác coffa  hay hoàn thiện công trình. Nó dùng để cân chỉnh tạo mặt bằng để đặt dưới hai chân của khung H giàn giáo, ngoài ra nó còn dùng để tăng độ cao trong việc chống sàn hay công tác thi công.
 
Kích tăng giàn giáo khung H cơ bản có 2 loại là: Kích tăng chân (kích đế), kích tăng đầu (kích U). Nó có vai trò quan trọng không thể thiếu trong việc điều chỉnh độ cao thích hợp trong việc chống sàn và công tác thi công. Ngoài ra, bộ phận này có tác dụng rất lớn trong việc tháo dỡ sau khi hoàn tất việc đỗ bê tông, nhờ bộ tăng lên xuống nên việc tháo dỡ chống sàn, tháo dỡ cốt pha sàn được dễ dàng.
 
Có hai loại kích đế (kích chân, kích bằng) và kích đầu (kích U).
 
Có đường kính thanh ren: ø32 cho kích đặc, ø34 cho kích rổng
 
Có chiều dài thanh ren: 0.25m, 0.30m, 0.40m, 0.50m, 0.60m
 
Kích đế (kích chân, kích bằng): là loại kích đặt ở phía dưới đất hay trên sàn, dùng để cân chỉnh các chân giàn cho cân bằng hay tăng độ cao cần thiết trong công tác cốt pha chống sàn.
 
Kích đầu (kích U): là loại kích đặt ở phía trên đầu của chân giàn giáo (loại khôngđầu), dùng để cân chỉnh tăng, độ cao cần thiết trong công tác cốt pha chống sàn, nhầm nâng đỡ xà gồ đặt lên phía trên đầu U, trước khi lợp tolle sàn để đổ bê tông.
 
Hình minh họa Autocad kích đế, kích U

Hình minh họa kích đế, kích U dùng trong giàn giáo
 
E – BÁNH XE GIÀN GIÁO
Tiêu chuẩn kỹ thuật của bánh xe giàn giáo
  • Các bánh xe được thiết kế phải đảm bảo chịu được bốn lần tải trọng tính toán.
  • Các bánh xe phải có lớp cao su hoặc lớp đàn hồi với vòng đệm có đường  kính nhỏ nhất là 0,1m, trừ khi có yêu cầu thiết kế đặc biệt bằng vật liệu khác.
  • Các bánh xe phải có vòng đệm nối và bộ phận hãm hoặc khoá để chống dịch chuyển và chống xoay khi giàn giáo đứng.
  • Các bánh xe phải liên kết chặt với chân giàn giáo hoặc với bộ nối bảo đảm các bánh xe không bị bật ra khỏi liên kết trong bất kỳ trường  hợp nào.
  • Phải bị khoá chặt các bánh xe khi không sữ dụng.

 

Hình minh họa bánh xe dùng trong giàn giáo

 Hình minh họa giàn giáo khung H trong kho Tân An Phát

Hiện tại, Công Ty Tân An Phát đang là địa chỉ đáp ứng hầu hết các nhu cầu của khách hàng về các mặt hàng phục vụ xây dựng. Chúng tôi tự hào là đơn vị trực tiếp sản xuất tất cả các loại thiết bị xây dựng và đã được các đối tác tín nhiệm vì giá thành hợp lý, đảm bảo chất lượng, đầy đủ sản phẩm theo yêu cầu, giao hàng nhanh, đảm bảo tiến độ công trình. Vì thế nếu Quý Công Ty đang tìm kiếm những thiết bị chất lượng, những mặt hàng hiếm có, cần kỹ thuật cao hay những sản phẩm chưa có trên thị trường hãy đến trực tiếp nhà máy Công ty chúng tôi để tìm hiểu quy mô cũng như năng lực sản xuất.
 
Ngoài sản phẩm giàn giáo khung H, chúng tôi còn sản xuất các loại thiết bị khác dùng trong xây dựng như: giàn giáo nêm (giàn giáo hoa thị, giàn giáo vietform), giàn giáo Ringlock, kích tăng giàn giáo, cây chống tăng (cây chống thép), coppha panel, cốp pha nhựa tổng hợp, tolle sàn, xà gồ, các loại phụ kiện như: la giằng, thép V góc, chốt con sâu, chốt chữ A, mâm đứng, thang leo, ống típ, cùm ống, ty ren, tán chuồn… chất lượng với mức giá phải chăng, cam kết giá thành cạnh tranh nhất và giao hàng nhanh chóng tận nơi cho Quý khách.
 
Ngoài ra, Công Ty Tân An Phát còn là đơn vị chuyên mua bán,  trao đổi, cho thuê, thanh lý tất cả các loại thiết bị xây dựng hiện có mặt trên thị trường Việt Nam, trong khu vực TP HCM và các tỉnh lân cận.
 
Quý Công ty, Anh Em xây dựng có nhu cầu mua, bán, thuê, thanh lý các thiết bị xây dựng,  vui lòng liên lạc với chúng tôi, rất hân hạnh được gặp gỡ, giao lưu và hợp tác cùng tất cả mọi người. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và cùng nhau chia sẽ với quý vị, rất mong được hợp tác!
 
Trân trọng!
 
Mọi chi tiết xin liên hệ:
 
CÔNG TY TNHH SX TM DV XD TÂN AN PHÁT
 
Hotline : 0908 909 908- 0903 909 908 
 
Địa chỉ: 58/11 Quốc Lộ 1A – Tiền Lân – Bà Điểm – Hóc Môn -Tp.HCM
 
(Mặt tiền quốc lộ 1A, cách ngã 4 Bà Điểm 500m hướng đi ngã 4 Gò Mây)
 
Email: tananphat70@yahoo.com.vn
 
Web: chothuegiangiao.vn